BẠCH TRÀ LÀ GÌ?

1.  Bạch trà là gì?

Bạch trà còn được gọi là trà trắng, là một dòng trà quý hiếm với giá khá cao và không phải ai cũng có cơ hội thưởng thức. Tên gọi bạch trà xuất phát từ chính ngoại hình của dòng trà này: lá trà có một lớp lông tơ màu trắng nhỏ li ti phủ xung quanh.

Theo nhiều nguồn tài liệu ghi nhận, bạch trà có nguồn gốc từ vùng Phúc Kiến, Trung Quốc. Không rõ trà bắt đầu có từ khi nào những đến thời nhà Tống (960 – 1279) đã rất phổ biến. Hiện nay, bạch trà đã vượt ra khỏi lãnh thổ Trung Quốc, được trồng ở nhiều quốc gia khác như Đài Loan, Ấn Độ, Sri Lanka, và có cả ở vùng Hà Giang, Yên Bái, Mộc Châu…. của Việt Nam.

2. Nguyên liệu và Quy trình sản xuất:

  • Nguyên liệu: làm bạch trà là 100% búp trà, cây trà cũng gần như không có bàn tay con người chăm sóc hay tác động nhiều.

Bạch trà được thu hoạch từ cây Camellia sinensis, giống như các loại trà xanh, trà đen và trà ô long. Điều đặc biệt là bạch trà chỉ sử dụng những búp non nhất, thường là những búp trà chưa mở hoàn toàn, bao gồm một hoặc hai lá non cùng với búp. Các búp này phải được thu hoạch vào lúc bình minh khi chúng còn tươi và sương còn đọng lại.

  • Quy trình sản xuất:

  • Thu hoạch: Búp trà được thu hoạch thủ công cẩn thận để không làm dập nát,cần chọn những búp có màu trắng xám, vẫn còn phủ một lớp lông tơ mịn. Đồng thời, mỗi năm chỉ thu hoạch búp chè một lần vào vụ xuân. Cần hái vào thời điểm sáng sớm, lúc này nội chất trong búp chè vẫn còn giữ được nhiều nhất.
  • Làm héo: Sau khi thu hoạch, búp trà được phơi héo dưới ánh nắng nhẹ hoặc trong môi trường khô ráo, thoáng mát để giảm độ ẩm. Khi lá trà héo được 70-80% có thể sấy nhẹ. Đặc điểm của phương pháp gia công bạch trà là không phá hủy hoạt động của enzym cũng hư không thúc đẩy quá trình oxi hóa, đồng thời giữ được hương vị của trà tươi mát. .
  • Sấy khô: Búp trà được sấy khô ở nhiệt độ thấp cho đến khi độ ẩm trong lá giảm xuống còn khoảng 5%. Sau đó làm nguội trong khoảng 15 phút. Sấy lại với nhiệt độ 80-90 độ C, nếu nhiệt thấp khoảng 70 độ C thì thời gian sấy lâu hơn.

 

3. Phẩm trà và hương vị:

Bạch trà có hương vị nhẹ nhàng, tinh tế và thanh thoát. Hương vị có thể miêu tả như có nốt hương hoa nhẹ, có chút ngọt tự nhiên và một chút cay dịu. Màu của nước trà thường là vàng nhạt hoặc vàng sáng, rất trong.

4.Công dụng của bạch trà:

Bạch trà được tạo ra từ nguyên liệu chất lượng cùng phương thức chế biến tinh giản nên vẫn giữ được nhiều chất dinh dưỡng hơn và trở thành loại trà có lợi cho sức khỏe nhất. Người ta nói rằng, bạch trà ban đầu chỉ đơn thuần là trà, nhưng nếu để 3 năm thì sẽ thành thuốc, mà để 7 năm thì chẳng khác gì châu báu. Vậy công dụng của bạch trà là gì?

  • Bạch trà chứa ít cafein hơn cả trà xanh và hồng trà

Vẫn biết caffeine là một chất làm vực dậy tinh thần, giúp con người ta tỉnh táo nhanh chóng. Tuy nhiên nếu dùng quá nhiều caffein sẽ gây cảm giác lo lắng, bồn chồn, thậm chí mất ngủ. Vì vậy, với hàm lượng caffein rất ít, uống bạch trà sẽ giúp bạn tỉnh táo nhưng lại không mang đến tác dụng phụ cho cơ thể.

  • Bạch trà giúp ổn định huyết áp, tốt cho hệ tim mạch, tăng cường miễn dịch

Với những người có huyết áp cao, nồng độ cholesterol trong máu cao, uống bạch trà mỗi sáng sớm sẽ giúp ổn định huyết áp, dần đào thải mỡ trong máu. Từ đó, giúp ngăn ngừa nguy cơ biến chứng dẫn đến các bệnh về tiểu đường, tim mạch, tăng cường miễn dịch cơ thể.

  • Bạch trà giúp cơ thể chống lại lão hóa

Hầu hết các loại trà nguyên chất đều có công dụng chống lão hóa. Bạch trà cũng vậy, trong trà có chứa rất nhiều hàm lượng Catechin và Tanin– chất chống oxy hóa cho cơ thể.

  • Bạch trà giúp ổn định tinh thần, giảm căng thẳng, mệt mỏi

Thưởng thức một tách bạch trà vào mỗi sáng sớm sẽ giúp tinh thần thư thái, giảm căng thẳng, mệt mỏi. Từ đó, giúp bản thân tỉnh táo và hăng hái hơn trong công việc và cuộc sống. 

5. Cách pha trà thông thường:

  1. Chuẩn bị nước: Sử dụng nước tinh khiết, đun sôi đến khoảng 85-90°C. Tránh dùng nước quá nóng vì sẽ làm mất đi hương vị tinh tế của trà.
  2. Liều lượng trà: Dùng khoảng 5-7 gram bạch trà cho mỗi 150ml nước.
  3. Thời gian ủ: Đặt trà vào ấm và đổ nước sôi khoảng 85- 90 độ c vào. Ủ trà từ 30-40s hoặc từ 1-2 phút tùy vào độ đậm bạn mong muốn.

Bạn hoàn toàn có thể yên tâm dùng bạch trà 1 – 2 lần mỗi ngày mà không cần phải lo lắng bản thân ảnh hưởng quá nhiều bởi chất kích thích.

6. Các loại bạch trà phổ biến:

Để phân loại bạch trà, người ta hoàn toàn dựa vào chất lượng thu hoạch của búp trà. Từ đó, phân ra chất lượng trà cao thấp theo hương vị trà thu được. Dưới đây là 4 loại bạch trà cơ bản nhất hiện nay:

– Bạch Hào Ngân Châm: Đây là loại bạch trà thượng hạng nhất, được hái từ 1 búp chồi non nhất trên mỗi cây chè. Lá trà khô nhỏ và dài như cây đinh bạc nên được gọi là Ngân Châm. Từ Bạch Hào ý chỉ bên ngoài được bao phủ bởi một lớp lông dày màu trắng.

– Bạch trà Mẫu Đơn: Loại trà này sẽ bao gồm phần chồi và 1,2 lá non kế tiếp xung quanh. Trà Mẫu Đơn có màu sắc đậm và vị mạnh hơn trà Ngân Châm. Khi thưởng thức, hương vị trà đọng lại gần giống như hương của hoa mẫu đơn.

– Bạch trà Thọ Mi: Loại trà này sẽ bao gồm phần búp, cọng và lá non. Bạch trà Thọ Mi được thu hoạch từ những phần còn sót lại của 2 loại trà trên.

– Bạch trà Cống Mi: Bao gồm là cọng và lá trà, phần búp còn lại rất ít. Trà Cống Mi chủ yếu là lá trà nên hương vị đậm nhất trong các loại bạch trà.

Giữa nhiều loại bạch trà thông dụng, TDG đã cho ra mắt một sản phẩm Bạch trà có những nét riêng biệt hơn các loại bạch trà thông thường. Đó là Bạch Trà Hỷ Thước TDG của nhà nhà Tâm Đạo. Tâm Đạo có cách kiểm soát phẩm nghiêm ngặt cũng như có quy trình sản xuất trà vô cùng công phu và tỉ mỉ, mang đến những công dụng không ngờ. Những điều đó tạo nên điểm riêng biệt của Bạch trà Hỷ Thước TDG, khác với loại bạch trà thông thường khác. Để biết thêm thông tin chi tiết về Bạch trà Hỷ Thước, hãy #bachtratamdao, #bachtrahythuoctdg,#bachtratdg…

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *