Như ở bài viết trước, Trangphongthuy.net đã trình bày về một số khái niệm cơ bản trong kinh dịch, trong đó bao gồm một số khái niệm như Lục thân, Lục thú, Thiên can, Địa chi,… Vậy ở bài viết hôm nay mời quý bạn đọc tiếp tục tìm hiểu lục thú là gì nhé!
1. Lục thú có ý nghĩa gì trong quẻ dịch?
Lục Thú còn có một tên gọi khác là Lục Thần, chúng tuy không phải chúa tể cát hung trong quẻ nhưng lại có công dụng phụ trợ trong việc giải đoán một quẻ dịch, đồng thời, sự xuất hiện của Lục Thú là điều không thể thiếu trong mỗi quẻ, điều này có thể cho ta thấy tầm quan trọng của Lục Thú trong kinh dịch.
Lục thú bao gồm: Thanh long, Chu tước, Bạch hổ, Huyền vũ, Câu trần, Đằng xà.
Chúng chủ yếu là dùng để phân loại, quy nạp tính chất, đặc điểm, trình độ, nguyên nhân, căn cứ sự việc, người và tật bệnh,… Trong kinh dịch lục hào, cổ nhân sớm đã phát triển và chọn lọc hàm nghĩa cho chúng, nhằm phục vụ cho việc mở rộng luận đoán, theo như một số tài liệu thì:
Thanh long có hàm nghĩa: Thanh long đại biểu cho sự xuất thân danh môn, cao quý, giàu sang, may mắn, bên trái, tiền tài, cát tường, may mắn, cao nhã, đoan trang, mỹ lệ, xinh đẹp,…
Chu tước có hàm nghĩa: Đại biểu cho văn tin, tin tức, giấy tờ, văn thư, công văn, giấy khen, ngôn từ, nói nhiều, hay nói, mỉm cười, thư tịch, cãi lộn, tức giận,…
Câu tần có hàm nghĩa: Đại biểu cho quan tụng, cơ quan hành chính, công trình, xây dựng, đất đai, ruộng đất, kiến trúc, lo lắng, liên lụy, trói buộc,…
Đằng xà có hàm nghĩa: Đại biểu cho sự tham lam, dối trá, không đáng tin, nói chuyện không có tính toán, kiện cáo, âm tà, keo kiệt, dài dòng, khó giải quyết,…
Bạch hổ có hàm nghĩa: Đại biểu cho sự quả quyết, lòng dạ ác độc, hung mãnh, tính tình hảo sảng, uy vũ, uy quyền, máu, sinh dục, huyết quang, đánh nhau, ẩu đả bị thương, gãy xương, mổ xẻ, giải phẫu,…
Huyền vũ có hàm nghĩa: Đại biểu cho sự âm thầm, ám muội, phạm pháp, trộm cắp, tà dâm, lừa đảo, thoắt ẩn, nhà vệ sinh, dơ bẩn, kế thừa, màu đen,…
2: Hình hài của lục thú?
Bên trên Trangphongthuy.net bọn mình đã liệt kê một số hàm nghĩa của lục thú, tuy nhiên cũng chỉ là một phần nhỏ để phần nào đọc giả có thể hình dung ra tính chất và hàm nghĩa của lục thú nhằm tạo cơ sở phát triển mai này, vậy còn hình dáng và nguồn gốc của Lục thú ra sao? Rốt cuộc chúng là những con vật như thế nào mà lại có thể trở thành những con vật được cổ nhân lựa chọn và được tôn là Lục thần?
- Thanh Long: Hay còn được gọi là Thương Long, là một con rồng lớn có sắc xanh, khi còn nhỏ được gọi là Tiểu Long, sau này phát triển trở lên to lớn vì vậy được gọi là Đại Long
- Chu Tước: Hay còn gọi là Phượng Hoàng Khổng Tước hợp thể, long vũ có màu đỏ son( Màu đỏ chót ), gọi là Chu Tước, mặc dù có tên gọi như vậy thế nhưng Chu Tước cũng thuộc vào loài rồng.
- Câu Trần: Hai linh vật trên đa số các bạn đã biết hoặc nghe nói nhiều về chúng, còn Câu Trần thì lại là một cái tên khá là xa lạ, vì đặc thù riêng mà chúng khá là ít người đề cập tới. Câu Trần là sự hợp thể giữa Heo và Khỉ, chúng thuộc loại Kỳ Lân gồm có một cái đầu heo và thân khỉ, lông heo tay khỉ, loài này dù nhìn cổ quái nhưng lại rất linh, đặc biệt chúng là loài rất lành, không tấn công con người bao giờ. Chúng không chỉ thường xuyên leo trèo trên các ngọn cây cao, mà một số người còn cho rằng, vào ban đêm Câu Trần thường dùng cái miệng của mình để ủi đất ở các đồng ruộng thành các bờ thẳng tắp, chất lượng và tốc độ thậm trí còn vượt quá cái cày. Chúng cũng được cho là không bao giờ ngủ, đêm đêm lại ngồi trên cây để trông coi ruộng vườn hoa màu.
- Đằng Xà: Chúng là Long Xà hợp thể, có màu vàng, lại mang đầu rồng thân rắn, không có tứ chi, loài này có thể ngao du trong mây mù, bụng vô cùng to lớn lại thích ăn não xà, theo như trong sách cũng có thể coi như một loại mãng xà.
- Bạch Hổ: Loài này được cổ nhân cho rằng là một thể kết hợp giữa loài khỉ và hổ, tướng mạo được mô tả như sau, Bạch Hổ mắt khỉ đầu hổ, tai khỉ miệng hổ, thân hổ chân hổ, tay khỉ đuôi hổ, có bộ long màu trắng, ngắn mà thưa thớt, hình thế vô cùng quái dị.
- Huyền vũ: Theo sách thì chúng còn được gọi là Quy Long, là sự kết hợp của Quy và Xà, loài này thì được cho là đầu rồng thân rùa, làn da của chúng thì có màu đỏ thẫm, trên thân đầy giáp, là xà và linh quy yêu nhau mà sinh hạ ra.
Trên đây là tất cả những thông tin mà Trangphongthuy.net bọn mình đã tổng hợp lại để chia sẻ với các quý bạn đọc, hy vọng có thể giải đáp phần nào thắc mắc của mọi người về Lục Thú nói riêng cũng như Kinh Dịch nói chung.
Trangphongthuy.net bọn mình còn vô số những bài viết thú vị khác về các bộ môn huyền học mà các bạn có thể tham khảo trong trang, chúc quý bạn đọc một ngày tốt lành!