Mẹo học kinh dịch nhanh dễ nhớ

Kinh dịch là bộ môn huyền học mang trong mình sắc màu kì bí có thể dự đoán được vận mệnh cát hung một đời người, dưới sự phổ biến và phát triển của các bộ môn lý số ngày nay. Nhu cầu học hỏi và tìm hiểu các  bộ môn này ngày càng gia tăng kèm theo đó là vô số tài liệu sách vở được in ấn và biên soạn, tuy nhiên, trên con đường lĩnh hội tinh hoa của các bộ môn huyền học sẽ gặp vô số trắc trở và khó khăn trong việc tiếp cận kiến thức.

Sở dĩ xảy ra những việc như vậy là do một số sách vở tài liệu bị một bộ phận nhỏ cố ý biên soạn một cách mơ hồ và huyền huyễn, khiến cho người đọc vô cùng khó hiểu và mất rất nhiều thời gian để chắt lọc và lĩnh hội tinh hoa vốn có.

Kinh dịch cũng vậy, với người mới tiếp cận với bộ môn này sẽ vô cùng choáng ngợp trước lượng thông tin khổng lồ của nó bao gồm các loại quẻ, ý nghĩa, các vòng tràng sinh, khái niệm lục xung, lục hợp, tam hợp, tuần không,… Nhân đây, trangphongthuy.net xin chia sẻ một số mẹo giúp bạn học kinh dịch nhanh hơn và hiệu quả hơn mà bọn mình đã rút ra được trong quá trình nghiên cứu và học tập bộ môn này nhé!

kinh dịch
                                                                                kinh dịch

1. Học kinh dịch có khó không? Có cần căn không?

Câu trả lời là không và có, kinh dịch là một môn khoa học tâm linh, không phải luận đoán theo cách gọi vong nhập hồn hay ăn lộc thánh, nó gần như tách biệt hoàn toàn với hệ thống tâm linh, nhưng tại sao tôi chỉ nói là “gần như” bởi vì phương pháp lập quẻ của kinh dịch dường như vẫn còn nhiều ẩn số bên trong, mà ngày nay chúng ta chưa thể định nghĩa nó một cách khoa học nhất, đó là lý do tại sao kinh dịch lại là bộ môn mang nhiều sắc màu huyền bí bên trong.

Chính vì lý do đó mà học kinh dịch hoàn toàn không cần căn số hay năng lực tâm linh đặc biệt nào cả, chỉ cần chăm chỉ học tập và nghiệm lý, từ đó đúc kết ra kinh nghiệm cá nhân nhất định sẽ đạt được những thành tựu như mong muốn. Song hành cùng đó là việc học kinh dịch lại vô cùng khó khăn, vì ngoài những kiến thức trong sách vở được ghi chép lại thì chúng ta cũng cần va chạm thực tế với các quẻ dịch, nghiệm lý, ghi chép và đúc kết kinh nghiệm trong nhiều năm nếu muốn thực sực trở thành một bậc thầy thực sự trong bộ môn huyền học này.

2. Mẹo tính tuần không

Tuần không là một khái niệm khá mơ hồ đối với người mới học, rất khó để phân biệt giữa “chân không” “thực không” “giả không”,… và vô số trạng thái khác, tạm chưa phân tích các khái niệm trên vì bài viết hôm nay nhằm chia sẻ các mẹo học kinh dịch giúp quý bạn đọc dễ dàng học thuộc và nắm bắt các khái niệm này hơn.

Theo như trong sách viết thì ta có thể học máy móc như: giáp tỳ thì tuất, hợi tuần không. Giáp sửu thì Hợi, tý tuần không…

Việc học máy móc như vậy cũng có điểm hay nằm ở chỗ trình bày ngắn gọn mà người đọc cũng có thể hình dung đúng ý định của người viết, nhưng về phía người học lại gặp khó khăn khi phải nhớ hết chỗ thông tin đó trong khi chúng ta có thể phân chia ra theo cách dễ dàng hơn.

Bản chất của tuần không, chính là do chỉ có 10 thiên can. Tức là giáp, ất, bính, đinh, mậu, kỉ, canh, tân, nhâm, quý. Nhưng lại có 12 địa chi tức là 12 con giáp, vậy có thể tính như sau.

1 tuần là 10 thiên can, tức là bắt đầu từ giáp, giáp gắn với địa chi nào là tuần của địa chi đó, ví dụ giáp tuất thì ta đếm từ đốt ngón tay đầu tiên của ngón chỏ( bàn tay trái ). Đếm đến đốt đầu tiên của ngón út tính từ trên xuống từ trái sang, vậy hai con giáp ở đốt giữa và đốt cuối của ngón út chính là 2 con giáp sẽ tuần không.

học kinh dịch
                                 cách tính tuần không

 

Như vậy sẽ là Tuất, hợi, tý, sửu, dần, mão, thìn, tỵ, ngọ, mùi. Như vậy là thân, dậu sẽ tuần không. Rất đơn giản phải không ạ?

3. Mẹo tính lục xung

Lục xung dựa trên 12 địa chi và ngũ hành của chúng, theo như sách thì ta có thể biết: Tý xung ngọ, sửu xung mùi, dần xung thân, mão xung dậu, thìn xung tuất, tỵ xung hợi.

Với những bạn có trí nhớ tốt thì có thể học thuộc bảng lục xung liền có thể áp dụng vào để luận quẻ, tuy nhiên với những bạn có trí nhớ kém hơn thì có thể dựa một số mẹo kinh dịch sau đây.

Đối với cách tính lục xung, ta cũng có thể bấm từ tay ra theo phương pháp, đếm con giáp bất kỳ ở đốt ngón tay đầu tiên của ngón chỏ, đếm từ trên xuống từ trái sang, vậy thì đốt đầu tiên của ngón giáp út luôn là con giáp xung với con giáp ở đốt đầu tiên ngón trỏ.

cách tính lục xung
                                   cách tính lục xung

 

4. Mẹo tính lục hợp

Lục hợp có chút khó khăn vì ta không thể bấm độn tay như 2 phương pháp trên, nhưng lục hợp có quy tắc riêng của nó. Điều này không được dạy trong sách, nhưng với những người tinh ý và chịu khó tìm tòi khi học kinh dịch liền có thể nhận ra quy tắc của lục hợp đó là:

Con giáp đầu tiên luôn hợp với con giáp cuối cùng trong bảng chữ cái, duy chỉ có tí sửu là ngoại lệ, ta có tý hợp sửu, trường hợp này không đáng nói, vậy coi như 1 cặp, ta tính từ dần, vì dần sau sửu. Con giáp đầu tiên hợp với con giáp sau cùng, vậy con giáp sau cùng là hợi, suy ra dần hợp hợi.

Ta cứ đếm dần như vậy, sau dần là mão, con giáp cuối cùng là tuất( vì hợi và dần đã hợp nên không tính hợi là sau cùng nữa) vậy là mão hợp tuất, ta cứ đếm tiếp như vậy, sau mão là thìn, sau cùng là dậu suy ra thìn hợp dậu,… Những con giáp các cứ vậy đếm tiếp, từ dưới đếm lên từ trên đếm xuống.

5. Mẹo tính tam hợp

Tam hợp cục bao gồm:

Thủy cục: thìn – tý – thân

Hỏa cục: tuất – ngọ – dần

Kim cục: sửu – tị – dậu

Mộc cục: mùi – hợi – mão

cách tính tam hợp cục
                                cách tính tam hợp cục

 

Điểm chung của tam hợp cục đó là trong cục luôn có mộ khố của cục đó, chính điều đó tạo lên cục, ta sẽ lấy đầu mối từ các mộ khố đó để tính cục, ví như hỏa cục thì hỏa mộ tại tuất, kim cục thì kim mộ tại sửu, thủy cục thì thủy mộ tại thìn, mộc cục thì mộc mộ tại mùi. Duy chỉ có thổ cục là trường hợp đặc biệt khi không có cục mà thôi!

Vậy làm cách nào để tính được cục mà không cần phải học thuộc bảng trên? Trangphongthuy.net xin trình bày mẹo nhỏ để tính tam hợp cục như sau.

Cũng giống như lục xung và tuần không, tam hợp cục cũng có thể bấm độn từ bàn tay vô cùng dễ nhớ, theo đó, ta tính từ đốt ngón tay đầu tiên của ngón chỏ, đếm một con giáp bất kỳ không nhất thiết phải là tính từ mộ khố, ví dụ ta muốn xem thân kim thuộc cục nào, ta đếm thân kim từ đốt đầu tiên của ngón chỏ, đếm như mình đã trình bày bên trên, kế đó là đốt giữa của ngón giữa, cuối cùng là đốt cuối của ngón giáp út, tạo thành một đường chéo.

Đường chéo này sẽ luôn luôn là cục của bất kỳ tam hợp cục nào, rất dễ dàng phải không?

Bài viết hôm nay cũng tương đối dài mình xin dừng bút, hy vọng những thông tin mà trangphongthuy.net mang tới cho các bạn ngày hôm nay có thể giúp ích cho quý bạn đọc trên con đường học kinh dịch, và trở thành những dịch sư tuyệt vời trong tương lai, xin chân thành cảm ơn!

Viết một bình luận