Ngày động tâm, giờ động tâm. Hẳn các bạn đã được nghe hoặc đọc qua ở đâu đó nhưng vẫn chưa rõ nó là gì và tác dụng ra sao, vậy hãy cùng Trangphongthuy.net bọn mình nghiên cứu xem ngày động tâm là gì nhé!!
1. Nguồn gốc của ngày động tâm
Ngày động tâm là một đơn vị lập quẻ được sử dụng phổ biến trong trường phái kinh dịch mai hoa số, theo như một số tài liệu kinh dịch mai hoa số, thì quẻ dịch được cấu thành từ vô số phương pháp khác nhau, không chỉ có ngày giờ động tâm mà còn sửa dụng rất đa dạng ngoại ứng.
2. Ngày động tâm là gì?
Ngày động tâm, giờ động tâm là khi bạn bỗng dung khởi niệm muốn xem điều gì đó, điều này phải xuất phát từ thân tâm, không hề có tác động từ bên ngoài.
Ngày động tâm cũng không thể bị ép buộc mà có được, nó phải được tạo ra hoàn toàn tự nhiên. Giả sử, bạn đang làm việc, đột nhiên nghĩ về việc kinh doanh quán ăn của vợ hôm nay có tốt không. Việc đột nhiên suy nghĩ này, không được có chủ đích trước đó, nếu như ngày nào bạn cũng nghĩ về quán ăn của vợ, thì đó không thể coi là động tâm, tỉ lệ linh ứng rất thấp.
Cũng không thể tự nhiên có ai đó đến rồi nói “này, việc kinh doanh quán ăn vợ anh sao rồi?”, khi đó bạn mới bắt đầu thắc mắc việc kinh doanh quán ăn của vợ bạn thì cũng không thể tính là động tâm, động tâm là việc hoàn toàn tự nhiên, quy trình diễn ra nó cũng cần sự tự nhiên không ép buộc không tác động, theo một số sách cho rằng, tâm khởi niệm đó hoàn toàn là do thần linh đã có ý tứ nhắc nhở, những lúc như vậy quẻ sẽ vô cùng linh ứng.
3. Cách quy đổi thời gian động tâm
Để tiện cho việc lập quẻ bằng ngày động tâm chúng ta cần quy đổi một số thông tin nhất định nhằm lấy đó làm cơ sở tiến hành lập quẻ.
- Tý = 1
- Sửu = 2
- Dần = 3
- Mão = 4
- Thìn = 5
- Tỵ = 6
- Ngọ = 7
- Mùi = 8
- Thân = 9
- Dậu = 10
- Tuất = 11
- Hợi = 12
Giờ thì cần quy đổi 24 giờ sang 12 giờ theo 12 con giáp:
- Giờ Tý: 23h – 1h = 1
- Giờ Sửu: 1h – 3h = 2
- Giờ Dần: 3h – 5h = 3
- Giờ Mão: 5h – 7h = 4
- Giờ Thìn: 7h – 9h = 5
- Giờ Tỵ: 9h – 11h = 6
- Giờ Ngọ: 11h – 13h = 7
- Giờ Mùi: 13h – 15h = 8
- Giờ Thân: 15h – 17h = 9
- Giờ Dậu: 17h – 19h = 10
- Giờ Tuất: 19h – 21h = 11
- Giờ Hợi: 21h – 23h = 12
Tháng và ngày chỉ cần chuyển sang âm lịch.
Được số nào thì tính số đó
Ví dụ: Hỏi quẻ lúc 12h trưa ngày 13/12/2021, quy đổi ra sẽ được: giờ Ngọ ngày 10/11 năm Tân Sửu, viết tứ trụ như sau:
- Trụ năm Tân Sửu (2)
- Trụ tháng Canh Tý (11)
- Trụ ngày Ất Mùi (10)
- Trụ giờ Nhâm Ngọ (7)
- Cách lên quẻ bằng ngày động tâm
Lập quẻ dịch theo năm tháng ngày giờ theo các bước sau:
Bước 1: Ghi ra thời gian động tâm theo âm lịch
Ví dụ: 12h trưa ngày 13 tháng 12 năm 2021
Bước 2: Quy đổi năm và giờ động tâm sang 12 con giáp để lấy số
Ví dụ: 12h trưa tức là giờ Ngọ thuộc số 7. Năm 2021 là năm Tân Sửu, con trâu là số 2. Ngày 13 thì lấy số 13. Tháng 12 thì lấy số 12
Bước 3: Tính quẻ kinh dịch theo thời gian
Một quẻ kinh dịch được ghép từ 2 quẻ bát quái, quẻ trên gọi là thượng quái, quẻ dưới gọi là hạ quái. Vì vậy cần biết hình và số tiên thiên của 8 quẻ bát quái trước theo hình bên dưới.
Hệ thống 8 quẻ bát quái kinh dịch
Cách tính như sau:
- Quẻ thượng= Số ngày + số tháng + số năm chia 8 lấy số dư, Số dư thuộc số tiên thiên nào trong 8 quẻ thì ghi lại quẻ đó. Ta được số của quẻ thượng
Số dư 0 là quẻ Khôn, dư 1 là Càn, dư 2 là Đoài, dư 3 là Ly, dư 4 là Chấn, dư 5 là Tốn, dư 6 là Khảm, dư 7 là Cấn.
- Quẻ hạ= Số giờ + số ngày + số tháng + số năm chia 8, tìm số dư, tương tự như quẻ thượng.
Số dư 1 là Càn, dư 2 là Đoài, dư 3 là Ly, dư 4 là Chấn, dư 5 là Tốn, dư 6 là Khảm, dư 7 là Cấn, dư 8 là Khôn
Ví dụ: 12h (giờ Ngọ số 7) ngày 13/12/2021
- Quẻ Thượng = (13 + 12 + 2)/8 dư 3 số 3 là quẻ Ly (Hỏa)
- Quẻ Hạ = (7 + 13 + 12 + 2)/8 dư 2, số 2 là quẻ Đoài (Trạch)
Bước 4: Tính hào động
Hào động = (Số giờ + số ngày + số tháng + số năm)/6 lấy số dư, tìm số dư để biết hào động.
Hào động được tính từ thấp đến cao, thấp nhất là hào 1 và cao nhất là hào 6. Một quẻ kép kinh dịch gồm 6 hào tức là 3 hào của quẻ thượng và 3 hào của quẻ hạ. Một vạch đứt hoặc liền là một hào.
Dư 1 thì hào động tại hào 1, dư 2 thì hào động tại hào 2, dư 3 thì động tại 3, dư 4 thì động tại 4, dư 5 thì động tại 5, chia hết thì động tại 6.
Ví dụ: Hào động = (7 + 13 + 12 + 2)/6 dư 4 nên hào động là hào thứ 4 từ dưới lên.
Bước 5: Tìm trùng quái gốc
Trùng quái gốc luôn là quẻ bát thuần. Muốn tìm trùng quái gốc thì phải từ quẻ chủ mà biến từng hào, từ hào 1 đến hào 5, hết hào 5 mà chưa ra lại quay về hào 4, hết hào 4 chưa ra thì biến đồng loại ba hào ở quẻ hạ chắc chắn sẽ ra, nếu đến bước này mà chưa ra là đã biến sai ở các bước trước. Cứ biến lần lượt như vậy cho đến khi nào tìm được trùng quái gốc thì thôi.
Bước 6: Tìm hào thế hào ứng
Khi biến để tìm trùng quái gốc, dừng lại ở hào nào thì đó là hào thế. Cách hào thế 3 hào là hào ứng.
Hào thế | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 |
Hào ứng | 4 | 5 | 6 | 1 | 2 | 3 |
Bước 7: Tìm quẻ hỗ và ghi quẻ biến
Khi luận quẻ thì tam quẻ chủ – hỗ – biến cũng cho ra được những dự đoán chung cuộc. Theo quẻ Mai Hoa bạn cần có 3 quẻ, quẻ đầu là quẻ gốc, quẻ 2 là quẻ hỗ và quẻ cuối là quẻ biến.
Quẻ chủ cho biết sự việc hiện tại, quẻ hỗ cho biết diễn biến tiếp theo, quẻ biến giúp tổng hợp kết quả cuối cùng.
Người gieo quẻ mai hoa đã có trình độ cao thì thể không dùng đến tam quẻ này vẫn có thể luận được theo nhiều cách khác nhưng nếu sử dụng thêm thì càng tăng chính xác.
Quẻ gốc: Quẻ gốc chính là quẻ lập ban đầu theo các bước nói trên
Quẻ hỗ: Được tạo từ quẻ thượng lập từ ba hào 3, 4, 5 của quẻ gốc và quẻ hạ lập từ ba hào 2, 3, 4 của quẻ gốc.
Quẻ biến: Tức là hào động được biến đổi. Nếu là hào vạch đứt âm (-) biến thành vạch liền dương (+), vạch liền dương (+) biến thành vạch đứt âm (-).
Hào nào tĩnh thì để nguyên đưa sang.
Ví dụ: Quẻ chủ trên Càn dưới Cấn, động hào 1, thì quẻ hỗ là trên Càn dưới Tốn, quẻ biến là trên Càn dưới Ly.
- 5. Cách đọc tên luận giải quẻ kinh dịch theo thời gian
- Bước 1: Xem trùng quái gốc vượng hay suy, vượng thì tốt, suy thì xấu
- Bước 2: Xem thể và dụng, thể khắc dụng hoặc hòa hoặc dụng sinh thể thì tốt, ngược lại thì xấu.
- Bước 3: Xem hào thế hào ứng, tương sinh hợp hòa thì tốt, ứng khắc thế thì xấu.
- Bước 4: Xem dụng thần, nguyên thần, kỵ thần, phi thần, phục thần, cừu thần vượng suy thế nào.
- Bước 5: Dựa trên sự tương tác của các hào, dụng thể, thế ứng mà định ra kết quả, dựa vào sự vận động của nhật nguyệt điểm được thời gian.
Việc luận quẻ mai hoa theo thời gian cần phải bạn cần nhớ 64 quẻ kinh dịch. Tuy nhiên, có tips để tra quẻ không cần phải nhớ, bạn chỉ cần đọc tên quẻ thượng rồi đến quẻ hạ theo tên đã được giải nghĩa, sau đó tra cứu google là tìm được. Nhưng, để luận giải chính xác quẻ thì bạn phải cần có kiến thức bài bản mới có thể giải được, những bước trên đây chỉ nhằm giúp bạn đọc có cái nhìn tổng quan mà thôi.
Ngoài ra bây giờ đã có một số phần mềm dùng đệ lập quẻ mai hoa hay seri tiền vô cùng tiện lợi mà bạn có thể sử dụng trên google, những phần mềm này sẽ giúp các bạn lập quẻ cũng như nạp giáp và lục thân ca nhanh hơn, giảm thiểu thời gian và công sức bỏ ra để luận quẻ.
Bên trên là toàn bộ khái niệm ngày động tâm là gì, Trangphongthuy.net hy vọng những thông tin mà bọn mình chia sẻ sẽ hữu ích với quý bạn đọc, xin chân thành cảm ơn.