Sự thật về kinh dịch

Sự thật về bộ môn kinh dịch

Sự thật đăng sau kinh dịch
                                                            Sự thật đăng sau kinh dịch

Hầu hết những người học về kinh dịch đều bắt đầu tìm hiểu sự thật về bộ môn này sau một khoảng thời gian dài nghiên cứu và học tập. Vậy kinh dịch có điều gì bí ẩn mà khiến chính những môn đồ của mình vén bức màn bí ẩn ra ánh sáng? Hãy cùng Trangphongthuy.net tìm hiểu thông qua bài viết bên dưới nhé!

Kinh dịch không phải lúc nào cũng chính xác như ta tưởng

Ta phải làm rõ với nhau quan điểm rằng, bói toán không kì diệu nhữ những gì chúng ta tưởng, nó cũng không quá thần bí như chúng ta thường nghĩ. Nếu ai học kinh dịch lâu sẽ nhận ra điều này, Vậy tại sao tôi lại nói như vậy?

Chính là vì khi gieo quẻ sẽ có những lúc người gieo quẻ không thành tâm, loạn tâm hoặc quẻ không linh ứng. Cũng có chuyện quẻ ứng vào một điều khác để báo hiệu cho dịch sư và người xem một việc quan trọng hơn.

Trong sách có ghi chép rất nhiều ví dụ cổ về điều này, ví dụ như xem bao giờ được tiền lại được báo hiệu về việc gặp lại người thân thất lạc, xem có đòi được nợ không lại được báo hiệu gặp họa sát thân,…

Cũng có tỷ lệ kinh dịch đoán sai
                                                         Cũng có tỷ lệ kinh dịch đoán sai

Nhiều người cho rằng, bói toán đúng ở chỗ những điểm sai thì người xem sẽ không chú ý còn những chỗ đúng thì họ nhớ mãi. Cho rằng như vậy là không phải bởi vì nếu bói toán không có công năng của riêng nó thì làm sao dịch sư biết được những chỗ người tới xem không kể?

Sở dĩ có những điểm sai là vì hàm nghĩa của các hào và lục thân, lục thú,… Quá rộng, rất dễ gây ra sự nhầm lẫn.

Ta hình dung đơn giản như này, Phụ Mẫu là cha mẹ, nhưng cũng có thể là nhà cửa, giấy tờ, quần áo, xe cộ,… Chưa kể tới việc kết hợp với vị trí các hào cùng ngũ hành sinh khắc. Việc nhầm lẫn là hoàn toàn có thể hiểu được

có điều người ngoài nhìn vào thì lại tâm linh hóa vấn đề, cho rằng đã xem bói phải trên thông thiên văn dưới tường địa lý nhưng thực sự tỉ lệ chính xác nhất của các bộ môn lý số huyền học ngày nay chỉ lên đến 70-80% đã là cao lắm rồi.

Cũng có trường hợp rút quẻ sai nhưng đoán đúng

Người học dịch lâu năm sẽ bắt đầu gặp trường hợp này, nó cũng được ghi chép bởi Vưởng Hổ Ứng lão sư trong quyển bốc dịch thần thông, ông kể rằng. Có một lần gieo quẻ đoán bệnh cho con một người hàng xóm

sau khi luận đoán mọi thứ vô cùng chuẩn xác ông mới cáo từ gia chủ để về nhà. Trên đường ông chợt nhận ra mình đã an sai lục thân, ấy vậy mà vẫn có thể luận đoán chính xác được sự việc.

Việc này được một số dịch sư giải thích như sau, Khi một dịch sư đạt đến trình độ nhất định khi dự đoán sẽ vô thức đem lục thân, quẻ cung, thế ứng nhìn lầm mà lấy sai quẻ. Hiện tượng này được cho là phổ biến trong giới kinh dịch học

Vương Hổ Ứng lão sư cũng cho rằng, nếu đã nhầm lẫn như vậy mà khi luận quẻ phát hiện chỗ sai xót có thể sửa chữa, còn nếu mà đã dự đoán xong mới phát hiện quẻ sai thì không cần sửa lại, cứ lấy quẻ đó mà luận đoán.

Lấy nhầm quẻ nhưng vẫn đoán đúng?
                    Lấy nhầm quẻ nhưng vẫn đoán đúng?

Ý nghĩa của việc này là từ ý niệm này sinh mà ra, lấy quẻ là biểu hiện của niệm. Lục hào vốn là một loại huyền học mà trong đó việc linh cảm cũng có tác dụng nhất định.

Khi dự đoán sư tiến vào trạng thái cao độ, nhìn quẻ sẽ không chút hoài nghi nào. Khi đó, quẻ sẽ chỉ mang công năng dụ phát linh cảm của dịch sư, trong quẻ chỉ cần có một chút điểm nhắc nhở liền có thể phát động linh cảm của dịch sư.

Mà tính chất phức tạp cùng tổ hợp biến hóa của quẻ lại theo trình độ của dự đoán sư mà biến hóa, có lẽ lúc ấy dùng tới sáu mươi tư quẻ cũng không thể nào diễn đạt được sự việc muốn dự đoán.

Cho nên mới căn cứ trạng thái của dịch sư xuất hiện tình huống lấy sai quẻ, khi này quẻ chỉ còn ý nghĩa diễn đạt xu thế phát triển chân chính của sự vật mà thôi.

Hiện tượng này tuy xuất hiện thường xuyên nhưng cũng rất khó để lý giải một cách khoa học, có lẽ chỉ có thể thấu hiểu dựa vào cảm nhận cá nhân của mỗi người mà thôi.

Lấy quẻ một người dự đoán cho người khác?

Việc này thoạt nghe thì có điểm giống với những gì tôi đã trình bày ở trên, nhưng lại hoàn toàn khác biệt. Ở trên là khi rút quẻ cho một nhân vật nào nó, do lầm lẫn mà an sai quẻ. Còn ở đây là việc lấy nhầm hoàn toàn quẻ của một người khác luận cho một người khác nhưng vẫn ra kết quả chính xác.

Trường hợp này có lẽ khá hiếm gặp khi mà giờ việc lập quẻ online vô cùng thuận tiện cũng như người đến xem đa phần là gặp mặt trực tiếp, trực tiếp gieo quẻ và tiến hành luận đoán…

Đây là trải nghiệm cá nhân của tôi trong thời gian tham gia quân ngũ, hồi đó người đến xem tôi gieo quẻ nhiều không kể xiết, ngày có thể lên tới hai mươi, ba mươi người tới xem cùng lúc.

Không thể từ chối tất cả, tôi chỉ có thể cho mọi người gieo quẻ, an quẻ vào một quyển sổ tay rồi ghi kèm theo câu hỏi của mọi người để luận đoán sau.

gieo quẻ kinh dịch
                                                                 Lấy nhầm quẻ người khác

Lúc này một người bạn tôi mới tới hỏi về quẻ tình duyên đã gieo vào mấy hôm trước, tôi chợt nhớ ra là chưa xem cho cậu ta, liền vội vàng mở sổ tay ra luận đoán.

Hầu hết tôi đã luận đoán chính xác những điềm quan trọng trong mối quan hệ của cậu ta như việc nhà cô bạn gái ở xa gần, tình trạng hai người đang có xích mích gì, cãi nhau từ bao giờ và làm lành vào ngày nào,…

Sẽ chẳng có gì đáng nói cho đến khi tôi nhận ra quẻ mà tôi đang luận đoán là của một đồng chí khác.

Qua điều này có thể củng cố cho phần trên về linh cảm của dịch sư, dường như có một thế lực thần bí nào đó nắm quyền kiểm soát lượng thông tin mà ta có thể khai thác trên quẻ dịch, bằng cách này hay cách khác, dù cố ý hay vô tình thì hình như mọi việc đều đã được an bài từ trước, bởi vậy dã hạc từng nói.

“Nếu đã là thiên cơ thì không thể biết trước, nếu đã biết trước thì không phải thiên cơ. Biết trước qua quẻ dịch rồi tránh được hung họa cũng chính là một phần của số mệnh”

Kinh dịch không thần bí như ta thường nghĩ

Trước khi học kinh dịch tôi từng thắc mắc, “tại sao người ta biết được?” “dựa vào đâu mà đoán được?” và vô vàn thắc mắc khác, cho đến khi bước chân vào bộ môn huyền học này thì tôi mới nhận ra rằng kinh dịch có hệ thống luận đoán vô cùng chặt chẽ

mỗi lục thân lục thú hay ngũ hành đều có một ý nghĩa của riêng nó, có một công thức tính toán của riêng nó, việc luận đoán giống như giải toán vậy, chỉ cần học thuộc công thức thì liền có thể áp dụng để luận đoán rồi.

Học kinh dịch cần căn số không?

Thực ra việc học kinh dịch thì không hề cần chút căn số nào cả, ai cũng có thể học, quá lắm thì có chút thiên phú hơn người liền tiếp thu nhanh hơn một chút. Mặc dù là như vậy, nhưng những người đến với kinh dịch do cơ duyên thì lại có khả năng tiếp thu bộ môn này nhanh hơn, ví dụ như vì một lý do nhất định nào đó mà bạn bén duyên với kinh dịch thì tỷ lệ hiểu được huyền cơ bên trong sẽ nhanh hơn người được giới thiệu tới học kinh dịch.

Việc này cũng tương tự với các bộ môn huyền học khác, tôi cũng đã từng nhiều lần thử sức với tử vi nhưng sau 2 năm học tập cũng không thu lại chút kết quả gì khả quan.

Lời kết: Bên trên là một số bí ẩn về kinh dịch mà cá nhân mình và Trangphongthuy.net đã chia sẻ, còn rất nhiều bí mật khác đằng sau bộ môn huyền học thú vị này mà bọn mình sẽ chia sẻ vào những bài viết sau, hy vọng đọc giả sẽ tiếp tục ủng hộ trang trong thời gian sắp tới.

Viết một bình luận