Tuần không là gì? Hẳn chúng ta đều một lần từng nghe qua về khái niệm tuần không trên con đường tự học kinh dịch của mình. Tuần không là một khái niệm quan trọng trong kinh dịch, bản thân nó ẩn chứa vô cùng nhiều thông tin bên trong phục vụ cho việc luận giải của dịch sư.
nhưng với những người mới học lại vô cùng hoang mang và choáng ngợp trước sự ảo diệu của tuần không, vậy tuần không có gì mà lại làm khó những môn sinh bộ môn kinh dịch này tới vậy? Hãy cùng Trangphongthuy.net bọn mình tìm hiểu qua bài viết bên dưới nhé!
1. Tuần không là gì?
Tuần không, là hai ngày trống của một tuần, không giống như bộ lịch mà chúng ta vẫn thường tiếp xúc trong cuộc sống, theo một số tài liệu ghi chép lại, một tháng chỉ có ba tuần, điều này căn cứ vào 10 thiên can mà cổ nhân đã tạo ra.

thông thường cứ 10 thiên can thì được coi là một tuần, nhưng vấn đề sinh ra đó là dù có 10 thiên can nhưng lại có tới tận 12 địa chi tức 12 con giáp, điều này khiến cho 1 tuần luôn lọt ra hai con giáp không có thiên can, chúng được gọi là “Tuần không”
2. Cách tính tuần không
Theo cách tính phổ thông của cổ nhân thì các bạn có thể tính theo thiên can của địa chi, ví dụ như: Giáp tý thì tuất, hợi tuần không. Giáp sửu thì hợi, tý tuần không… Nhưng mình xin trình bày một mẹo nhằm giúp các bạn tính tuần không dễ dàng hơn.
Mẹo tính tuần không: Bản chất của tuần không, chính là do chỉ có 10 thiên can. Tức là giáp, ất, bính, đinh, mậu, kỉ, canh, tân, nhâm, quý. Nhưng lại có 12 địa chi tức là 12 con giáp, vậy có thể tính như sau.

1 tuần là 10 thiên can, tức là bắt đầu từ giáp, giáp gắn với địa chi nào là tuần của địa chi đó, ví dụ giáp tuất thì ta đếm từ đốt ngón tay đầu tiên của ngón chỏ( bàn tay trái ). Đếm đến đốt đầu tiên của ngón út tính từ trên xuống từ trái sang, vậy hai con giáp ở đốt giữa và đốt cuối của ngón út chính là 2 con giáp sẽ tuần không.
Như vậy sẽ là Tuất, hợi, tý, sửu, dần, mão, thìn, tỵ, ngọ, mùi. Như vậy là thân, dậu sẽ tuần không. Rất đơn giản phải không ạ?
3. Những loại tuần không được ghi chép lại trong sách
Thực ra tuần không chỉ là tên gọi chung, chúng còn có các khái niệm như:
Chân không: Tuần không thực sự
Giả không: chưa thực sự là chân không, chờ ra khỏi tuần hào bị giả không vẫn có công năng trong quẻ
Xung không: hào tuần không bị nhật thần sẽ trở thành thực không, khi này hào tuần không sẽ vừa xuất không vừa ám động
Thực không: là hào tuần không bị nhật thần xung
Điền không: chính là ngày mang địa chi của hào bị tuần không, ví như tuất tuần không nhưng ngày gieo quẻ chính là ngày tuất, khi này tuất sẽ không còn bị tuần không nữa.
4. Ứng kỳ của tuần không
Muốn biết về ứng kỳ của tuần không thì trước tiên cần phải xác định đó có phải chân không không, hào bị tuần không nhất định không được hưu tù bất lực, bị xung khắc phá. Tuy hào bị tuần không thì không thể sinh trợ hay nhận sự trợ giúp của các hào khác nhưng vẫn cần nhật nguyệt, hào động sinh trợ chỉ có như vậy mới có đất để sử dụng sau này.
Ta có thể dựa vào ngày tháng xung không, điền không làm ứng kỳ của tuần không.
5. Tuần không hàm nghĩa
Tuần không cũng mang hàm nghĩa của riêng nó mà người học kinh dịch phải nắm rõ, trong sách có ghi chép về tuần không nhưng rất rộng và mơ hồ, ta chỉ cần hiểu ngắn gọn như sau: Tuần không là một trạng thái không có gì chỉ đơn giản là vậy.
1: Tài tuần không: xem tiền bạc là điềm không có tiền
2: Phụ mẫu tuần không: xem nhà cửa là điềm nhà có lỗ thủng
3: Huynh đệ tuần không: xem anh em trong nhà thì là không có anh em hoặc anh em đi vắng
4: Tử tôn tuần không: Xem phúc phần thì là không có phúc
5: Quan quỷ tuần không: xem quan vận là điềm không có chức tước
6: Ứng tuần không: đối phương đối với ta không thực lòng
7: Thế tuần không: ta với đối phương cũng không thực lòng
8:…
Lời kết: Hàm nghĩa tuần không thực sự rất rộng, rất khó để trình bày hết ở đây, nên Trangphongthuy.net chỉ có thể đưa ra ví dụ minh họa nhằm tạo cơ sở cho quý bạn đọc phát triển khái niệm mà áp dụng vào thực tiễn, mong rằng những thông tin mà bọn mình mang tới hôm nay có thể giúp ích trên con đường tự học kinh dịch của quý bạn đọc, xin chân thành cảm ơn!